Việc đáp ứng các điều kiện, quy định của EU là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng sang thị trường này.

nong san 3 1694416529 1

Nhiều thách thức khi xuất khẩu nông sản sang EU trong bối cảnh mới. Ảnh minh họa

Theo Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU(EVFTA) đã tác động tích cực tới thương mại của Việt Nam và EU. Trong 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA (1/8/2020-1/8/2023), Việt Nam đã xuất sang EU gần 128 tỷ USD hàng hóa. Ưu đãi thuế quan trong EVFTA là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có nông sản.

Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam vào EU thời gian qua vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như mong đợi, dư địa còn nhiều. Nguyên nhân doanh nghiệp chưa tận dụng ưu đãi từ EVFTA bởi họ nghĩ rằng vẫn có thể tận dụng các ưu đãi thuế khác, các điều kiện xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên các loại ưu đãi này sẽ chấm dứt trong ngắn hạn, buộc doanh nghiệp phải tận dụng EVFTA.

Bên cạnh những thách thức trên, thị trường châu Âu – châu Mỹ cũng cho biết, riêng với mặt hàng nông sản, Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn từ những quy định mới và khó trên thị trường EU.

Đáng kể nhất là Thoả thuận Xanh của EU về giảm khí thải, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Trong đó, chiến lược từ nông trại đến bàn ăn đòi hỏi sự tuần hoàn của sản phẩm, cấm đưa vào lưu thông và xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng, cùng với đó là các tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước thực tế đó, để vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường này, doanh nghiệp, người sản xuất cần tiếp tục thay đổi các phương thức sản xuất xuất xanh, bền vững để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt.

Để tận dụng ưu đãi thuế từ EVFTA, các doanh nghiệp nông sản cần phải nắm chắc về quy tắc xuất xứ, xem các thành phần và áp dụng quy tắc xuất xứ nào trong sản phẩm xuất khẩu của mình. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh, điều chỉnh biên giới CBAM, các quy định an toàn thực phẩm của EU.

Doanh nghiệp cần lưu ý, khi hàng hóa bị kiểm tra phát hiện ra việc sử dụng các chất cấm hoặc vượt ngưỡng theo quy định của EU thì hàng hoá sẽ bị trả về, bị cảnh báo trên hệ thống của toàn EU và rút các sản phẩm đó khỏi kệ hàng.

Thị trường EU vẫn còn nhiều dư địa đối với doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực như tiêu, điều, cà phê,… thì cần phải lưu ý từ vùng sản xuất, vùng trồng hợp pháp, chất lượng phải được kiểm soát, xanh sạch, thân thiện với môi trường.

Nguồn: Đông Nghi